Tuần 24 -28 của thai kỳ, mẹ Bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhé!
top of page
  • Writer's pictureYogi Travel VN

Tuần 24 -28 của thai kỳ, mẹ Bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhé!

Updated: Sep 16, 2021

TIỂU ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?

Đái tháo đường thai kỳ thường rất hay xảy ra trong quá trình mang thai. Trong thai kỳ, nhau thai tiết ra các hormon hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hormone này cũng ngăn chặn hoạt động của Insulin trong cơ thể mẹ. Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất Insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Khi Insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động (glucose không thể vào tế bào để sinh năng lượng), dẫn đến sự tích tụ đường trong máu. Tình trạng này thường hết sau khi sinh.

Nếu không chẩn đoán và điều trị đái tháo đường thai kỳ sẽ dẫn đến nồng độ glucose máu tăng cao.


Thai nhi sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ như:

- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

- Thai phụ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi ở những tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu hạ ở trẻ, rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời.

- Có thể gây tiểu đường về sau và thiểu năng thần kinh.

- Thai to dễ bị sang chấn thương như gãy xương đòn, trật khớp vai.

- Dễ suy hô hấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi.



Yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ:

- Thai phụ mang thai khi >=35 tuổi.

- Thừa cân, béo phì (BMI>=25kg/m2).

- Từng sinh con >= 4kg.

- Được chẩn đoán tiền tiểu đường trước đó.

- Mẹ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ những lần mang thai trước.

- Cha/mẹ hay anh/chị/em ruột bị đái tháo đường.

- Thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang.


Tất cả các mẹ bầu cần được đi khám và sàng lọc đái tháo đường từ 24-28 tuần tuổi thai. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Cần có chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và dùng thuốc hợp lý đối vớiđ ái tháo đường thai kỳ. Tốt nhất, nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được thăm khám, tư vấn, đánh giá và đưa ra những lời khuyên hữu ích.


---

Khoá học Yoga cho mẹ Bầu: Tại đây

Các video thư giãn khi mang Bầu: Tại đây

Tham gia vào cộng đồng Yogi Mom: Tại đây


21 views0 comments
bottom of page