Tam cá nguyệt - chu kỳ 3 tháng trong mang thai
top of page
  • Writer's pictureYogi Travel VN

Tam cá nguyệt - chu kỳ 3 tháng trong mang thai


Tam cá nguyệt (tiếng Anh là Trimester) là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, các mẹ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ:

  • Giai đoạn 1: Tam cá nguyệt thứ 1 – 3 tháng đầu thai kỳ

  • Giai đoạn 2: Tam cá nguyệt thứ 2 – 3 tháng giữa thai kỳ

  • Giai đoạn 3: Tam cá nguyệt thứ 3 – 3 tháng cuối thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 1 – 13)

Đây là 3 tháng mệt mỏi nhất của thai kỳ, cơ thể bạn bắt đầu có nhiều thay đổi như:

  • Cảm thấy căng tức ngực.

  • Buồn nôn hoặc nôn (ốm nghén), nhạy cảm với rất nhiều thứ mà trước đây tưởng chừng như bình thường, ví dụ như mùi đồ ăn, mùi nước giặt…

  • Tăng hoặc có thể giảm cân.

  • Mệt mỏi, đau nhức đầu, ợ nóng, đau lâm râm bụng dưới.

  • Tâm trạng dễ bị thay đổi dễ bực bội, nổi nóng

  • Bắt đầu thèm và ghét một số thực phẩm.

  • Thay đổi cả thói quen tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên hơn

Một anh bạn của chồng mình đã có con tư vấn cho anh ấy là "mỗi sáng thức dậy, hãy bắt đầu với câu "anh xin lỗi, hôm nay em cảm thấy khoẻ hơn chưa" dù có lỗi hay không, hay không có chuyện gì xảy ra cũng phải nói vậy" 😂 và thật sự là khá thành công nha mọi người :)




Tam cá nguyệt thứ hai – 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14 – 27)

Trong tam cá nguyệt này, mẹ bầu sẽ cảm thấy sức khỏe ổn định và trở nên tươi tắn hơn. Tình trạng ốm nghén đã qua đi, bụng bầu ngày một to dần lên.


Tam cá nguyệt thứ 3 diễn ra khi bạn mang thai được 28 tuần cho đến khi sinh. Giai đoạn này bạn sẽ cần nạp rất nhiều năng lượng để giúp con yêu phát triển mạnh khỏe cũng như chống chọi với nỗi mệt mỏi, khó chịu đang quay trở lại. Cơ thể bạn sẽ phải trải qua những thay đổi khó quên: xuất hiện đường chạy từ rốn đến vùng kín, khuôn mặt xuất hiện các đốm nám sẫm mày, có quầng thâm ở vú, xuất hiện rạn da ở ngực, bụng, mông đùi, có thể sẽ đau lưng dưới và vùng chậu, bị chuột rút ở chân và cả mất ngủ nưã.

Tam cá nguyệt thứ ba – 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 – 40)

Tiếp tục những thay đổi ở chặng đường 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng level cao cấp hơn vì các mẹ sẽ gặp 9 thay đổi của cơ thể phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 3 như: hay bị ợ nóng; cảm thấy khó thở (thở nhanh và nông hơn); rốn sẽ bị lồi; các ngón tay, mặt và mắt cá chân bị sưng; gặp phải hội chứng ống cổ tay – tê tay, có cảm giác ngứa và tay yếu hơn bình thường; muốn đi tiểu nhiều lần hơn và mẹ bầu có thể gặp phải các cơn gò (cơn gò sinh lý), đây là dấu hiệu thật hoặc giả của việc chuẩn bị lâm bồn. Mẹ bầu có thể cảm thấy những cơn gò này giống như cơn đau bụng kinh co thắt.

Ngoài những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cần chú ý những tai biến sản khoa có thể xảy ra nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi:

  • Tiền sản giật: sẽ dẫn đến sản giật hoặc co giật, suy thận và thậm chí là cả tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của tiền sản giật như huyết áp cao, đạm niệu, sưng tay và chân do cơ thể giữ nước và tăng cân quá mức.

  • Chuyển dạ sinh non: ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe của trẻ lúc mới sinh như nhẹ cân, tự kỷ, các vấn đề về phổi, giảm thị lực và thính giác. Những triệu chứng của chuyển dạ sinh non như đau bụng dưới như sắp đến tháng, đau quặn bụng và co thắt ở bụng, vỡ ối non…

  • Nhau bong non: là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung ngay trước khi chuyển dạ. Mẹ bầu có thể nhận biết các triệu chứng như bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng, đau bụng và co thắt hoặc thậm chí co giật.

  • Nhau tiền đạo: là tình trạng nhau thai nằm chặn ngay cổ tử cung của mẹ và làm cản đường ra của em bé. Triệu chứng của nhau tiền đạo thường gặp nhất là chảy máu đột mà không bị đau, máu chảy ra có màu đỏ tươi.

  • Ngôi ngược: là tình trạng vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Ngôi ngược gây nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể dẫn đến tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.


18 views0 comments
bottom of page