top of page
Search

Bé ăn dặm BLW ăn dặm tự chỉ huy

Một vài kinh nghiệm mình sưu tầm và trích từ sách cho các mẹ có bé sắp ăn dặm BLW tham khảo nhé

A. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN

1. Bé phải đủ 6 tháng và ngồi vững hoặc cần ít sự hỗ trợ ( có thể cho ăn muộn hơn nhưng ko nên sớm hơn).

Dấu hiệu : bé có thể tự ngồi thò tay cầm đồ vật, đưa nhanh và chính xác vào miệng, bé bú sữa mẹ hoàn toàn Sẽ có khả năng nhai nuốt tốt hơn, nên cho con bú trong 2 năm đầu đời nếu có điều kiện

2. Dưới 1 tuổi sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và quan trọng nhất vì vậy giai đoạn này chỉ là giúp bé tập nhai , nuốt, cầm nắm Ko nên quá áp lực về cân nặng của con . Giai đoạn này bé vẫn ăn nhưng chưa nhiều ko phải hoàn toàn ko ăn gì nên mom đừng quá lo lắng

3. Ko được cho con ăn lúc đói vì động cơ bé đưa thức ăn vào miệng là do hiếu kỳ và bắt chước ko phải do đói bụng, đói bé chỉ nghĩ đến sữa và ko hứng thú với đồ ăn ( nên cho ăn sau 30-40p sau khi bú)

4. Đặt thức ăn trong khay trước mặt bé hoặc để bé bốc thức ăn từ tay bạn , đừng đút thức ăn vào tay hoặc miệng bé , bạn có thể trợ giúp bé đôi chút nhưng hãy để bé tự đưa thức ăn vào miệng mình

5. Bắt đầu với những thức ăn dễ cầm lên và an toàn , nên hấp hoặc luộc rau củ quả, cắt thành thanh dài khoảng 6cm, dùng dao lượn sóng để giảm độ trơn của thức ăn , ko nên hấp quá nhừ , Sẽ mất chất và thức ăn Sẽ nát trước khi bé kịp đưa vào miệng theo dõi kỹ năng của bé để cắt phù hợp

6. Không làm con mất tập trung khi ăn bằng tivi, ipad ..hoặc có nhiều mom làm trò làm con mất tập trung hoặc nhìn chằm chằm khi bé đang ăn như vậy Sẽ làm con tập trung vào thứ khác thay vì thức ăn và tăng cao nguy cơ hóc HÃY TẬP CHO CON THÓI QUEN TỐT

7. Ko nên nêm bất kỳ gia vị gì vào đồ ăn của bé sẽ hại thận bé , không để bé một mình với đồ ăn, phải quan sát thường xuyên

8. Hãy bày nhiều món khác nhau để bé lựa chọn nhưng cũng đừng quá nhiều mỗi bữa khoảng 3 món là ổn , dù bé ko ăn được nhiều hoặc chỉ chơi với đồ ăn, hãy để bé thỏa sức khám phá

9. Nên cho ăn thức ăn nguyên thủy trước khi trộn lẫn với thứ khác để bé cảm nhận mùi vị ( ví dụ bạn nên cho ăn súp lơ luộc trước khi cho ăn món súp lơ xào thịt bò)

10. Ko nên khen con NHIỀU khi con đang ăn hãy để con hiểu ăn là quyền lợi chứ ko phải nghĩa vụ

11. Ngưng bữa ăn lập tức khi thấy trẻ muốn ra ngoài hoặc ko còn hứng thú , đừng ép buộc con ăn thêm khi con ko muốn.

12. Học sơ về sơ cứu khi bé bị hóc trên youtube để phòng mặc dù khả năng này rất ít ( khi ăn đầu bé thẳng ko được cho bé ngửa ra sau hoặc nằm ăn)

Opla đang ăn gì thế?

13. Hãy bình tĩnh khi bé có phản xạ oẹ, đây là điều bình thường nói lên bé đang tự xử lý được phản xạ này khác với người lớn (khi bị hóc bé sẽ ko thể oẹ ), bé sẽ học cách ko cắn miếng quá to hoặc cho quá nhiều đồ ăn vào miệng vào lần sau

14. Ăn gì ra nấy trong vòng 1-2 tháng bắt đầu ăn BLW phân bé sẽ có những thức ăn bé đã ăn vào , đây là thời gian ruột bé làm quen với cách tiêu hoá thức ăn chứ ko phải bé ko tiêu hoá được, bạn ko nên lo lắng mà nên vui vì con đã có thể nuốt tốt ( ăn cháo hoặc bột cũng tương tự nhưng do quá nhuyễn nên khó phân biệt )

15. Có thể cho bé làm quen với thức ăn nhiều lần trong ngày và ko nên bỏ quá nhiều thức ăn trước mặt bé chỉ nên mỗi món 1 cái rồi mẹ ngồi bên cạnh bỏ thêm vào

16. Trái cây nên cho ăn riêng vào bữa phụ để bé được hấp thụ tối đa, hoặc nếu bé quá thích trái cây thì việc này giúp bé ăn tốt bữa chính ( bé ko bỏ qua bữa chính chỉ chờ ăn trái cây )

17. Đừng ngại cho con thử những thức ăn vị lạ như khổ qua, ớt tây(ko nên ớt ta vì sẽ làm phỏng miệng bé) cà chua, hành , ngò, sả, quế .. để đa dạng hương vị cho bé

18. Dầu ăn cũng rất tốt cho bé hãy cho bé ăn thức ăn chiên xào vài lần trong tuần để bổ sung chất béo từ dầu ăn , ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể ,chất béo còn là dung môi hoà tan các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A,K,D và E giúp cơ thể hấp thụ tốt các vitamin này. Lượng khoảng 5ml ngày nếu bé 6-8m, tăng lên 7-10ml nếu bé trên 10m

19. Ko nên vừa cho con ăn bốc vừa ăn đút cùng lúc bé sẽ khó hiểu vì sao lúc bé được cầm đồ ăn lúc không , có thể cho bốc trước rồi đút sau 15-20p hoặc tách riêng bữa nếu mẹ quá stress

20. Không nên cho con rời khỏi ghế khi vẫn còn thức ăn trong miệng . Nên cho bé cúi xuống rồi mẹ dùng rơ lưỡi rơ hết thức ăn ra ngoài nếu con đòi ra

21. Và rất nhiều ng nghĩ rằng nếu đưa thức ăn thô con cầm bỏ miệng nhai nuốt luôn thì mới được gọi là phù hợp với phương pháp . Còn nếu nhai nhả hay bóp nát thức ăn hay ọe nghĩa là ko thể ăn theo pp BLW được . Nếu bạn đã thử đọc tài liệu về phương pháp này bạn sẽ hiểu rằng con cần có thời gian làm quen , rất ít trẻ nuốt ngay từ lần đầu và hợp tác với bạn như ý bạn muốn , nếu dễ thế thì chắc ko ai cho ăn pp truyền thống.


B. MUỐN THEO ĐƯỢC BLW MOM PHẢI LÀM ĐƯỢC 5 ĐIỀU

  1. Kiên định: đã xác định cho ăn là phải nắm rõ tình hình quá trình và phương thức cho ăn để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như là quá trình trẻ thực hiện để ko bối rối hay can thiệt quá mức cần thiết gây nguy hiểm cho trẻ khi thấy con oẹ hay xử lý thức ăn (phương pháp này nếu không phân biệt rõ rệt: nhai, nuốt, nghẹn, hóc thì sẽ nguy hiểm cho con các mẹ cần nắm rõ kiến thức, ví dụ con oẹ hay ho là phản xạ an toàn để con đẩy thức ăn ra ngoài đường thở ba mẹ thấy vậy lại sợ nên bỏ tay vào móc họng con làm con ko xử lý được gây hóc rất nguy hiểm )

  2. Kiên quyết: ý mình là nhất là đừng có thấy người này người kia nói vào là lung lay là lại suy nghĩ lại hay là không có niềm tin vào bản thân và con. Cuối cùng lại thất bại . Nên nhớ chỉ có người mẹ là hiểu con nhất còn ngoài ra mọi ý kiến chỉ là tham khảo.

  3. Kiên trì: sẽ khó khăn giai đoạn đầu nên các mẹ đừng nản, ai cũng vậy thôi dù theo bản năng thì cũng vẫn phải tập cho thành thạo. Ném thức ăn , bóp nát hay nhả đều là con đang học ko thành công ngay lần đầu đc, bạn nên là người bạn bên con chỉ dạy cho con mọi điều từ từ và dần dần để con thích nghi hoà nhập 1 cách vui vẻ và hứng khởi. Nhiều mom áp dụng được giai đoạn đầu bé ăn ngoan, sau tới giai đoạn nhai nhả lại bị bối rối cho con chuyển qua phương pháp khác

  4. Kiên nhẫn: phải bình tĩnh khi con ăn ít cũng như là đừng cáu gắt chán nản khi con không muốn ăn hoặc ném đồ ăn. Mình đã nói đồ ăn là đồ chơi thế nên không tránh khỏi việc con sẽ ném lung tung khắp nhà hoặc con sẽ bôi đầy đầu đầy người".


HÃY ĐỂ MỖI BỮA ĂN LÀ NIỀM VUI CỦA CON

* Các mom đừng quá phân chia dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn phải đầy đủ, mình thay đổi món hằng ngày là được ko nên quá cầu kỳ, làm sao mỗi tuần đều ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là được nếu bé dưới 1 y

* Khi bé từ chối món nào đó các mom nên giới thiệu lại vào lần sau chứ ko nên bỏ luôn , do lạ miệng ban đầu bé chưa ăn nhưng dần dần có thể Sẽ ăn (như khổ qua)

* Mỗi bé Sẽ phát triển khác nhau hãy quan sát con và thay đổi món ăn cho phù hợp ko nên quá cứng nhắc

Mình có linh sách ebook. Bạn nào muốn đọc thì nhắn trên facebook Yogi Mom mình gửi nha!

21 views

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page