Nếu đi du lịch các nước Ấn Độ, Tây Tạng, Butan... chắc chắn bạn sẽ bắt gặp lá cờ này ở khắp mọi nơi: Được treo trước buồng lái xe, treo trên các đỉnh ngọn tháp, trên nóc các tu viện, thỉnh thoảng còn được treo vắt trên 1 sợi dây mỏng manh từ bên này qua bên kia hai đỉnh núi.
Om Mani Padme Hum là một câu Chân ngôn tiếng Phạn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng, là lời dạy của Đức Phật và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen, “ngọc quý” là biểu hiện cho Bồ-đề tâm, “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.
Mỗi màu của lá cờ là biểu tượng cho một yếu tố của vũ trụ:
- Màu trắng là màu của không khí
- Màu đỏ là màu của lửa
- Màu xanh lam là màu của nước
- Màu vàng là màu của đất
- Màu xanh đậm là màu của không gian
Đồng thời còn là đại diện cho các phương: Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung Tâm
Lá cờ này còn được gọi là lá cờ Phong Mã: Phong là gió - là biểu tượng của tự do, của sự ban phát, Mã là ngựa là biểu tượng của sự thịnh vượng, của tốc độ. Cờ treo ngang thì gọi là là Lungta, treo dọc thì gọi là là Darchor.
Người ta thường treo lá cờ này trên đỉnh các ngọn tháp, và thường là những nơi lộng gió với mong muốn rằng gió sẽ phát tán những điều may mắn, bình an, tình thương yêu, sự mạnh mẽ và trí khôn ngoan đi khắp mọi nơi.
Xem thêm các bài viết khác:
コメント